1. Thuộc tính font-family:
Thuộc tính font-family có công dụng định nghĩa một danh sách ưu tiên các font sẽ được dùng để hiển thị một thành phần trang web. Theo đó, thì font đầu tiên được liệt kê trong danh sách sẽ được dùng để hiển thị trang web. Nếu như trên máy tính truy cập chưa cài đặt font này thì font thứ hai trong danh sách sẽ được ưu tiên…cho đến khi có một font phù hợp.
Có hai loại tên font được dùng để chỉ định trong font-family: family-names (họ theo tên) và generic families (họ chung).
Có hai loại tên font được dùng để chỉ định trong font-family: family-names (họ theo tên) và generic families (họ chung).
- Family-names: Tên cụ thể của một font. Ví dụ: Arial, Verdana, Tohama,…
- Generic families: Tên của một họ gồm nhiều font. Ví dụ: sans-serif (không chân), serif (có chân),…
Khi lên danh sách font dùng để hiển thị một trang web bạn sẽ chọn những font chữ mong muốn trang web sẽ được hiển thị để đặt ở các vị trí ưu tiên. Tuy nhiên, có thể những font này sẽ không thông dụng lắm nên bạn cũng cần chỉ định thêm một số font thông dụng dự phần như Arial, Tohama hay Times New Roman và bạn cũng được đề nghị đặt vào danh sách font của mình một generic families (thường thì nó sẽ có độ ưu tiên thấp nhất). Thực hiện theo cách này thì sẽ đảm bảo trang web của bạn có thể hiển thị tốt trên bất kỳ hệ thống nào.
Ví dụ sau chúng ta sẽ viết CSS để quy định font chữ dùng cho cả trang web là Times New Roman, Tohama, sans-serif, và font chữ dùng để hiển thị các tiêu đề h1, h2, h3 sẽ là Arial, Verdana và các font họ serif.
Ví dụ sau chúng ta sẽ viết CSS để quy định font chữ dùng cho cả trang web là Times New Roman, Tohama, sans-serif, và font chữ dùng để hiển thị các tiêu đề h1, h2, h3 sẽ là Arial, Verdana và các font họ serif.
body { font-family : "Times New Roman" ,Tohama, sans-serif } h 1 , h 2 , h 3 { font-family : arial , verdana , serif } |
Mở trang web trong trình duyệt và kiểm tra kết quả. Chúng ta thấy phần tiêu đề sẽ được ưu tiên hiển thị bằng font Arial, nếu trên máy không có font này thì font Verdana sẽ được ưu tiên và kế đó sẽ là các font thuộc họ serif.
Chú ý: Đối với các font có khoảng trắng trong tên như Times New Roman cần được đặt trong dấu ngoặc kép.
2. Thuộc tính font-style:
Thuộc tính font-style định nghĩa việc áp dụng các kiểu in thường (normal),
in nghiêng (italic) hay xiên (oblique) lên các thành phần trang web. Trong ví dụ
bên dưới chúng ta sẽ thử thực hiện áp dụng kiểu in nghiêng cho thành phần h1 và
kiểu xiên cho h2.
in nghiêng (italic) hay xiên (oblique) lên các thành phần trang web. Trong ví dụ
bên dưới chúng ta sẽ thử thực hiện áp dụng kiểu in nghiêng cho thành phần h1 và
kiểu xiên cho h2.
h 1 { font-style : italic ; } h 2 { font-style : oblique ; } |
3. Thuộc tính font-variant:
Thuộc tính font-variant được dùng để chọn giữa chế độ bình thường và small-caps của một font chữ.
Một font small-caps là một font sử dụng chữ in hoa có kích cỡ nhỏ hơn in hoa chuẩn để thay thế những chữ in thường. Nếu như font chữ dùng để hiển thị không có sẵn font small-caps thì trình duyệt sẽ hiện chữ in hoa để thay thế.
Trong ví dụ sau chúng ta sẽ sử dụng kiểu small-caps cho phần h1
Một font small-caps là một font sử dụng chữ in hoa có kích cỡ nhỏ hơn in hoa chuẩn để thay thế những chữ in thường. Nếu như font chữ dùng để hiển thị không có sẵn font small-caps thì trình duyệt sẽ hiện chữ in hoa để thay thế.
Trong ví dụ sau chúng ta sẽ sử dụng kiểu small-caps cho phần h1
h 1 { font-variant : small-caps } |
4. Thuộc tính font-weight:
Thuộc tính font-weight mô tả cách thức thể hiện của font chữ là ở dạng bình thường (normal) hay in đậm (bold). Ngoài ra, một số trình duyệt cũng hỗ trợ mô tả độ in đậm bằng các con số từ 100 – 900.
Thử in đậm phần p:
Thử in đậm phần p:
p { font-weight : bold } |
5. Thuộc tính font-size:
Kích thước của một font được định bởi thuộc tính font-size.
Thuộc tính này nhận các giá trị đơn vị đo hỗ trợ bởi CSS bên cạnh các giá trị xx-small, x-small, small, medium, large, x-large, xx-large, smaller, larger. Tùy theo mục đích sử dụng của website bạn có thể lựa chon những đơn vị phù hợp. Ví dụ trang web của bạn phục vụ chủ yếu là những người già, thị lực kém hay những người dùng sử dụng các màn hình máy tính kém chất lượng thì bạn có thể cân nhấc sử dụng các đơn vị qui đổi như em hay %. Như vậy sẽ đảm bảo font chữ trên trang web của bạn luôn ở kích thước phù hợp.
Ở ví dụ sau trang web sẽ có kích cỡ font là 20px, h1 là 3em = 3 x 20 = 60px, h2 là 2em = 40px.
Thuộc tính này nhận các giá trị đơn vị đo hỗ trợ bởi CSS bên cạnh các giá trị xx-small, x-small, small, medium, large, x-large, xx-large, smaller, larger. Tùy theo mục đích sử dụng của website bạn có thể lựa chon những đơn vị phù hợp. Ví dụ trang web của bạn phục vụ chủ yếu là những người già, thị lực kém hay những người dùng sử dụng các màn hình máy tính kém chất lượng thì bạn có thể cân nhấc sử dụng các đơn vị qui đổi như em hay %. Như vậy sẽ đảm bảo font chữ trên trang web của bạn luôn ở kích thước phù hợp.
Ở ví dụ sau trang web sẽ có kích cỡ font là 20px, h1 là 3em = 3 x 20 = 60px, h2 là 2em = 40px.
body { font-size : 20px } h 1 { font-size : 3em } h 2 { font-size : 2em } |
Thuộc tính font rút gọn: Tương tự như các thuộc tính background, chúng ta cũng có thể rút gọn các thuộc tính font lại thành một thuộc tính đơn như ví dụ sau:
h 1 { font-style : italic ; font-variant : small-caps ; font-weight : bold ; font-size : 35px ; font-family : arial , verdana , sans-serif ; } |
Thành
h 1 { font : italic bold 35px arial , verdana , sans-serif ; } |
Cấu trúc rút gọn cho các thuộc tính nhóm font: Font : | < font-variant> | | |< font-family>
Bài viết của link2caro - Cộng Đồng WordPress Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét