Xác định bằng thông số trên RAM
Việc này là cần
thiết vì đôi khi các cửa hàng bán máy tính thường không ghi thông số về Bus của
RAM. Thông thường khi gắn RAM có Bus lớn hơn Bus mà laptop hỗ trợ thì máy vẫn
hoạt động bình thường (nhưng giảm Bus RAM xuống bằng Bus của laptop). Thế nhưng
nếu Bus RAM lại nhỏ hơn Bus của laptop thì có thể dẫn đến máy bị treo.
Ở các cửa hàng
thường ghi thông số RAM hơi "bí hiểm", ví dụ PC2-6400, PC3-8500... Thực
ra đây là một quy chuẩn của các nhà sản xuất bộ nhớ cho máy tính, thông số PC2,
PC3 cho biết bạn đang dùng loại RAM DDR2 hoặc DDR3, còn với dãy số đằng sau bạn
đem chia cho 8 là ra thông số Bus thực. Ví dụ: Với RAM PC2-6400 thì số 2 chỉ ra
rằng bạn đang dùng DDR2, Bus thì lấy 6400/8 = 800MHz.
Trước khi nâng cấp RAM, bạn cũng nên chú ý hệ điều hành đang dùng, vì với hệ điều hành Windows 32-bit chỉ hỗ trợ tối đa 3GB RAM. Nếu bạn muốn nâng cấp hơn 4GB RAM, bạn phải sử dụng Windows 64-bit để tránh lãng phí tài nguyên.
Xác định bằng phần mềm
Trước khi nâng cấp RAM, bạn cũng nên chú ý hệ điều hành đang dùng, vì với hệ điều hành Windows 32-bit chỉ hỗ trợ tối đa 3GB RAM. Nếu bạn muốn nâng cấp hơn 4GB RAM, bạn phải sử dụng Windows 64-bit để tránh lãng phí tài nguyên.
Xác định bằng phần mềm
RAM laptop hiện
cũng được chia ra nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào laptop bạn đã mua bao
lâu. Bỏ qua các máy đã quá cũ thì có thể chia RAM làm 3 loại:
DDR: Các
dòng máy dùng CPU Pentium-M
DDR2: Các
dòng máy với CPU Intel Core Duo, Core 2 Duo
DDR3: Các
dòng máy Intel Core 2 Duo cao cấp và Core i
Một số dòng máy
có thể sử dụng cả hai loại DDR2 hoặc DDR3 (nhưng không được xài lẫn lộn), ví dụ
như các máy có chipset i915 (Sonoma).
Để xác định loại
RAM dành cho laptop của mình, bạn có thể sử dụng tiện ích miễn phí CPU-Z HTML
clipboard(www.cpuid.com).
Trong thẻ
Memory, bạn sẽ biết tổng dung lượng và loại RAM nào đang được sử dụng. Ví dụ
trên hình cho bạn biết máy đang có dung lượng RAM là 4GB (tương đương 4096MB)
và RAM Bus là 1066MHz (cách hiển thị khung DRAM Frequency là 532MHz, vì đây là
RAM DDR nên bạn cần nhân đôi chỉ số này, ví dụ RAM có Bus 800MHz, khung sẽ chỉ
hiện 400MHz).
Ở thẻ SPD, bạn
sẽ biết được máy của mình có mấy khe cắm RAM, ở một số dòng laptop có đến 4 khe
cắm (ví dụ như ASUS G73J), còn lại đa phần chỉ có 2 khe. Với Netbook, thường là
bạn chỉ có 1 khe RAM để nâng cấp, còn lại thì được hàn cố định vào bo mạch.
Tháo lắp RAM
Việc thay RAM
cho laptop khá đơn giản. Trước tiên, bạn cần tắt máy tính, tháo pin ra khỏi máy
rồi lật máy lại và tìm khoang chứa RAM. Các laptop hiện tại thường đánh dấu
ngay trên khoang, bạn dùng vít để mở ốc này. Tuy nhiên, xin lưu ý, các cửa hàng
thường dán tem bảo hành che ốc nắp khoang RAM, vì thế, mở nó ra có nghĩa là chấp
nhận không được bảo hành nữa. Tốt nhất, bạn nên đem máy tới nơi bán máy để nhờ
họ thay RAM.
Như hình
trên, bạn chú ý các thanh RAM được cố định trong 1 khe và giữ lại bằng hai
thanh nhựa được bọc bằng kim loại. Để tháo RAM ra khỏi khe, bạn nhẹ nhàng dùng
hai tay kéo hai thanh nhựa kẹp hai bên RAM ra ngoài, đến một quãng thanh RAM sẽ
tự động bật nảy lên bộ góc chừng 300, bạn dùng tay rút thanh RAM ra.
Việc lắp RAM cũng tương tự như khi tháo, nhưng bạn không cần phải kéo 2 thanh nhựa ra, bạn lắp vào bằng cách để đưa RAM vào khe theo hướng nghiêng 300, chú ý điểm khuyết trên thanh RAM phải tương ứng với trên khe RAM, khi đã vào trong khe bạn nhẹ nhàng ấn thanh RAM xuống đến khi nghe một tiếng "tách" nhẹ phát ra là được.
Việc lắp RAM cũng tương tự như khi tháo, nhưng bạn không cần phải kéo 2 thanh nhựa ra, bạn lắp vào bằng cách để đưa RAM vào khe theo hướng nghiêng 300, chú ý điểm khuyết trên thanh RAM phải tương ứng với trên khe RAM, khi đã vào trong khe bạn nhẹ nhàng ấn thanh RAM xuống đến khi nghe một tiếng "tách" nhẹ phát ra là được.
Hoài Đức
0 nhận xét:
Đăng nhận xét