Những chuyên gia thành công nhất thường có thói
quen làm việc chuyên nghiệp từ sớm để định hướng cho sự nghiệp phát triển của
mình. Nếu muốn thành công bạn cũng phải như thế.Vậy những thói quen chuyên nghiệp
đó là gì? Những lời gợi ý dưới
đây sẽ hướng dẫn bạn tạo ra những thói quen tốt để đạt được sự tích cực trong
năng suất làm việc:
1. Tạo và làm theo danh sách công việc
hàng ngày
Không có một lý do gì để bạn phải “lúng
túng” tại nơi làm việc chỉ vì không chuẩn bị và không tập trung. Việc đặt ra
một kế hoạch sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về mục đích và cách hiệu quả nhất để
đạt được mục đích đó. Bạn có thể tổ chức tốt công việc nếu bạn vẽ ra một biểu
đồ những việc cần làm trong ngày và cuối ngày. Một người có đầu óc tổ chức sắp
xếp tốt luôn đạt được hiệu quả mà không bị lãng phí thời gian vô ích.
Xem xét từng nhiệm vụ và luôn ghi nhớ
trong đầu rằng bạn đang làm việc cho ai – những người cần biết đến sự tiến bộ
của bạn và bạn mong đợi những gì từ những người cộng tác với bạn. Tạo một danh
sách công việc và mục tiêu hoàn thành chúng trong một thời gian nhất định. Nếu
có việc gì cần được điều chỉnh, bạn nên giải quyết nó một cách nhanh chóng và
cố gắng tránh ảnh hưởng tới những nhiệm vụ khác.
Những thói quen chuyên nghiệp thường đòi
hỏi cách “tiếp cận” nhiệm vụ đúng hướng. Cách tiếp cận này chính là tạo ra một
luồng công việc phù hợp và cho phép bạn thiết lập được thời hạn thực tế. Nếu
công việc của bạn được tổ chức, tâm trí của bạn sẽ phối hợp một cách nhịp
nhàng, và khi đó tổng thể chất lượng và sự thoả mãn trong công việc của bạn sẽ
tăng lên.
Một khi bạn đã làm chủ được những thói
quen chuyên nghiệp như việc hàng ngày lập kế hoạch, bạn có thể mở rộng nó để
lập kế hoạch hàng tuần, như vậy bạn sẽ biết rõ ràng 5 ngày tiếp theo sẽ diễn ra
như thế nào. Nếu trong trường hợp đã đến hạn chót cho một công việc nào đó, thì
một danh sách các việc cần làm sẽ giúp bạn bình tâm mà thực hiện hơn là rơi vào
tình trạng “đầu bù tóc rối” không biết nên làm gì và đành biến nhà thành công
sở.
2. Sớm hơn 10 phút
Đúng giờ là một trong những yếu tố quan
trọng nhất của những thói quen chuyên nghiệp để bạn áp dụng. Đó là điều thiết
yếu trong giới kinh doanh và nó là một chỉ số trung thực của các kỹ năng tổ
chức và uy tín của bạn. Sự chậm chạp thường phản ánh một loạt các lỗi khác mà
nhiều người sử dụng lao động sẽ tránh gặp phải. Nếu bạn là một trong số những
người đi làm trễ, dù đúng hay không, bạn cũng sẽ được xem như là người cuối
cùng quay lại làm việc sau bữa ăn trưa và như là người cuối cùng đến trong một
cuộc họp quan trọng.
Sự đúng giờ cần phải đặt lên đầu danh
sách các thói quen chuyên nghiệp để áp dụng. Hãy thử là sớm 10 phút thay cho
muộn 10 phút. Bạn cũng có thể áp dụng quy tắc 10 phút vào những hạn chót khác
trong kế hoạch hàng ngày của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn có một cái hạn chót vào
lúc bốn chiều, bạn hãy hoàn thành nó vào 3h50. Mỗi lần bạn làm xong sớm, giám
đốc của bạn sẽ ghi nhớ và nó sẽ tốt hơn là khi bạn thường xuyên hoàn thành
muộn.
Bắt đầu sớm không có nghĩa là bạn phải
tiêu tốn thêm thời gian của mình để làm việc. Vấn đề là để cho tâm trí của bạn
có cơ hội để thư gian trước khi bước vào công việc. Mất vài phút để đọc tin
tức, nghe nhạc hay là gọi một cuộc điện thoại ngắn. Khi đó tâm trí của bạn sẽ
được tập trung và sẵn sàng để làm việc. Sau giờ làm việc, làm một số việc thư
giãn tương tự như vậy trước khi bạn trở về nhà. Việc có thời gian để thư giãn
và không cuống cuồng chỉ vì bị chậm trễ là một trong những lợi ích của việc
đúng giờ và tất cả đều bắt đầu với việc sớm 10 phút.
3. Tìm hiểu thêm về công việc qua báo
chí
Càng biết nhiều, khả năng thăng tiến của
bạn sẽ càng cao. Một thói quen chuyên nghiệp tuyệt vời khác cần được áp dụng đó
là tìm hiểu về ngành nghề của bạn. Tạo thêm thời gian để nghiên cứu xem công ty
của bạn có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường và tìm kiếm những tạp chí có
thể giúp bạn “tăng tốc” hoặc “động lực” để phát triển. Việc quyết định đọc tạp
chí nào phụ thuộc vào việc bạn đang làm việc trong chuyên ngành nào. Nếu bạn
không chắc chắn bắt đầu từ đâu, hãy thử đọc bất kỳ ấn phẩm nào có trong văn
phòng của mình. Nếu bạn không thể tìm thấy bất kỳ bản in nào, bạn có thể “săn
lùng” trong những bài báo trực tuyến.
Đọc báo không nhất thiết phải được đọc
tại nơi làm việc. Nếu đam mê công việc thì một khi bạn đã chọn được một vài tạp
chí yêu thích, bạn có thể đặt mua và đọc chúng vào thì giờ nhàn rỗi. Bạn càng
đọc nhiều, kiến thức về chuyên ngành của bạn càng lớn. Nếu bạn áp dụng những
kiến thức đó vào công việc của bạn, tất cả sự đóng góp của bạn sẽ tạo nên sức
mạnh làm cho công việc của bạn sẽ luôn luôn tốt đẹp.
4. Giữ bàn làm việc gọn gàng
Một bàn làm việc lộn xộn là dấu hiệu của
một tư tưởng vô tổ chức. Không có gì nói: “Tôi lộn xộn” hơn là biểu hiện của
những giấy tờ rải rác trên bàn làm việc và còn “sót lại” bữa ăn nhẹ của ngày
hôm qua bên cạnh chiếc máy tính. Chỉ cần có thói quen tốt và có tổ chức về
những cái gì cần phải giữ và nơi cất chúng. Hãy đảm bảo rằng tất cả mọi thứ, từ
các hồ sơ dự án đến rác đều có chỗ của nó. Đừng để giấy tờ chất đống, làm các
thư mục cụ thể cho các dự án hiện tại, trong khi đó thường xuyên huỷ bỏ hay lưu
trữ những tài liệu cũ không cần thiết.
Một bàn làm việc sạch sẽ có nghĩa là
điện thoại, máy tính và lịch của bạn không bao giờ vượt ra khỏi tầm với của
bạn. Với các thư mục gọn gàng, có tổ chức, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian khi
phải tìm kiếm những chú ý cho cuộc họp cuối tuần hay là dự thảo các dự án mà
bạn phải soạn thảo trong buổi sáng nay.
5. Sắp xếp các e-mail hàng ngày
Tài khoản email thường xuyên bị tràn
ngập bởi những thông báo hàng ngày. Email có thể tiện lợi, nhưng khi nó được
gửi đến hàng loạt và quá tải thì rất dễ khiến những tin tức quan trọng bị lạc
trong cả đống email quảng cáo lẫn email làm việc và có nguy cơ bị đưa vào mục
“spam”. Thói quen chuyên nghiệp cuối cùng để chúng ta áp dụng là kiểm soát các
thư điện tử một cách khoa học.
Bạn có thể trả lời những email ngay lập
tức, nhưng nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của bạn. Thay vào đó, bạn có
thể sử dụng các quy tắc email tự động để chuyển những thư mới vào trong các thư
mục định trước, có thể dựa trên người gửi, chủ đề, hay điều kiện nào khác tuỳ
vào việc lựa chọn của bạn. Nếu bạn có nhiều khách hàng hay dự án, chúng rất dễ
theo dõi. Ngoài các quy tắc email, bạn có thể xếp hạng tin nhắn của bạn theo
tầm quan trọng (email phân loại) để xác định khi nào trả lời. Một số sẽ nhận
được mail trả lời ngay lập tức, các cái khác có thể chờ đợi, nhưng mọi thứ sẽ
được hoàn tất vào khoảng cuối ngày làm việc.
Đừng quên sắp xếp sổ địa chỉ của bạn.
Danh bạ nên luôn luôn hiện hữu, do đó bạn không cần tốn thời gian xem lại những
tin nhắn cũ để tìm kiếm một ai đó. Bạn cũng có thể tổ chức danh bạ của bạn vào
số lượng lớn các nhóm email, vì vậy những tin nhắn của bạn có thể đi đến những
danh sách đã được cài sẵn. Điều này giúp tiết kiệm thời gian nhập địa chỉ của
từng người nhận thư vào trong mail của bạn. Chỉ cần nhớ phép lịch sự trong
email và những thói quen email của bạn sẽ là mẫu chuẩn.
Những thói quen cũ có thể khó bị phá vỡ,
nhưng đó không phải là lý do để không cố gắng và thay thế chúng bởi những cái
tốt hơn. Những người thành công là những người biết tận dụng cơ hội tốt kết hợp
với thói quen chuyên nghiệp. Hãy thử làm nhé, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn, tổ chức tốt hơn và đạt năng suất làm
việc tốt hơn.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét